Phanh tang trống - Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và cách thay má phanh

05/03/2024862

Phanh là một thành phần quan trọng thuộc hệ thống an toàn trên xe ô tô, xe tải. Trên mỗi chiếc xe, có nhiều loại phanh được tích hợp để đảm bảo an toàn khi di chuyển, trong đó có hệ thống phanh tang trống. Vậy phanh tang trống là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ra sao? Cách thay má phanh tang trống như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn có câu trả lời. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Phanh tang trống là gì? 

Phanh tang trống là loại phanh cơ học có nhiệm vụ hãm tốc độ và dừng xe. Loại phanh này giúp người điều khiển kiểm soát tốc độ di chuyển và dừng lại kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp.  

Hệ thống phanh tang trống thường được đặt ở trục sau của bánh xe và được thiết kế dưới dạng hộp kín. Cấu trúc và nguyên lý hoạt động của phanh không quá phức tạp. So với nhiều loại phanh hiện đại khác, loại phanh này không chỉ tạo ra lực phanh hiệu quả mà còn có chi phí sản xuất thấp hơn. Do đó, phanh tang trống là sự lựa chọn phổ biến trên nhiều loại phương tiện giao thông, đặc biệt là trên xe khách, xe tải.

Hình ảnh phanh tang trốngHình ảnh phanh tang trống 

>>> Xem thêm: Hệ thống phanh khí nén

Ưu điểm của phanh tang trống

Phanh tang trống mang những ưu điểm so với phanh đĩa có đường kính tương đương: 

  • Phanh tạo ra một lực phanh lớn hơn, giúp đảm bảo khả năng dừng xe hiệu quả hơn trong các tình huống khẩn cấp. 
  • Phanh tang trống không dễ gây tình trạng trượt hoặc lết, là một ưu điểm quan trọng đặc biệt khi phanh gấp, khắc phục tình trạng nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện, một tình huống thường xuyên xuất hiện khi sử dụng phanh đĩa.
  • Thiết kế hộp nguyên khối của phanh tang trống không chỉ giữ cho các thành phần bên trong an toàn khỏi ảnh hưởng của môi trường như bùn đất, nước, và bụi bẩn, mà còn giúp nâng cao độ bền của hệ thống.
  • Guốc phanh của phanh tang trống có chiều dày lớn hơn so với má phanh đĩa, điều này giúp giảm chi phí bảo dưỡng cho người dùng. Mặt khác, chi phí sản xuất của hệ thống này thấp và có khả năng tái chế, tạo ra sự lựa chọn kinh tế và bền vững cho người tiêu dùng.

Ưu điểm của phanh tang trốngƯu điểm của phanh tang trống

Nhược điểm của phanh tang trống

Bên cạnh các ưu điểm thì phanh tang trống cũng có các nhược điểm:

  • Thiết kế hộp kín của phanh tang trống, mặc dù mang lại ưu điểm về bảo vệ thành phần bên trong, nhưng cũng đồng nghĩa với việc cơ chế tản nhiệt và thoát nhiệt không hiệu quả. Điều này dẫn đến tăng nhanh chóng nhiệt độ phanh, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của phanh.
  • Thời gian giảm tốc chậm của phanh tang trống có thể làm cho phanh hoạt động kém hiệu quả hơn trong các tình huống cần phanh gấp như khi xuống dốc.
  • Trọng lượng của hệ thống phanh tang trống thường nặng hơn so với phanh đĩa. Điều này có thể tạo áp lực thêm vào tải trọng của xe. Ảnh hưởng này có thể làm thay đổi tải trọng cho phép của xe.

Cấu tạo phanh tang trống 

Hệ thống phanh tang trống bao gồm các thành phần quan trọng như trống phanh, xi lanh phanh, guốc phanh, lò xo vị hồi, piston và cuppen, mỗi bộ phận đóng một vai trò quan trọng như sau:

  • Trống phanh là một hộp rỗng gắn với trục bánh xe và quay theo bánh xe, tạo ra một bề mặt ma sát để làm chậm hoặc dừng bánh xe khi má phanh được ép vào.
  • Xi lanh phanh chứa các thành phần như piston, cuppen và dầu, tạo nên không gian để chúng hoạt động. Hoạt động của xi lanh là quan trọng, và nếu bị lỗi có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động tổng thể của hệ thống phanh tang trống.
  • Piston phanh hoạt động dưới áp suất dầu; khi có áp suất dầu, piston được đẩy ra, làm guốc phanh ép vào trống phanh, giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại.
  • Guốc phanh trực tiếp tiếp xúc với bề mặt của trống phanh và tạo ra ma sát cần thiết.
  • Lò xo hồi vị đảm bảo rằng sau mỗi lần áp dụng phanh, piston sẽ được đưa trở về vị trí ban đầu khi áp suất dầu giảm.
  • Cuppen đảm bảo xi lanh được kín, ngăn chặn rò rỉ dầu và không khí, đảm bảo sự hiệu quả của hệ thống phanh tang trống.

Cấu tạo của phanh tang trốngCấu tạo của phanh tang trống

Nguyên lý hoạt động của phanh trống

Cách thức hoạt động của hệ thống phanh tang trống không chỉ đơn giản mà còn rất hiệu quả. Khi lái xe và người lái nhấn vào pedan phanh, lực tác động sẽ được tăng cường thông qua bộ trợ lực phanh. Xi lanh phanh đóng vai trò quan trọng khi chuyển đổi lực tác động thành áp suất thủy lực, hay còn gọi là áp suất dầu. Áp suất dầu này sau đó tác động lên piston, tạo ra áp lực trên guốc phanh.

Guốc phanh, khi nhấn chặt vào bề mặt bên trong của trống phanh, tạo ra một lực ma sát đủ lớn để làm dừng bánh xe từ từ. Điều này đảm bảo rằng xe sẽ giữ được tốc độ an toàn và có thể dừng lại một cách hiệu quả trong các tình huống cần thiết.

Cách thay má phanh tang trống

Bạn hãy chuẩn bị:

  • Kính an toàn và găng tay bảo hộ.
  • Đinh lẹp và bộ tua vít.
  • Bình xịt dầu xả hay dung dịch làm sạch phanh.
  • Bộ má phanh mới (nếu cần thiết).
  • Lốp jack và giá đỡ.

Cách thay má phanh tang trốngCách thay má phanh tang trống

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đeo kính - mặt nạ chống bụi, đồ bảo hộ.
  • Bước 2: Tháo nắp chụp và nới lỏng các đai ốc bánh xe. 
  • Bước 3: Dùng dung dịch RP7 xịt lên các bulông bánh xe.
  • Bước 4: Kéo trống phanh ra.
  • Bước 5: Tháo rời cơ cấu phanh.
  • Bước 6: Lắp guốc phanh mới.
  • Bước 7: Kiểm tra lại cơ cấu phanh mới lắp.
  • Bước 8: Lắp lại trống phanh và bánh xe.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về hệ thống phanh tang trống. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc, liên hệ VTRUCK theo Hotline 0936080868 để được tư vấn. 

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Lên đầu trang

0936.08.08.68

Zalo