Giảm chấn xe tải là gì? Cấu tạo và những điều cần lưu ý

16/04/20241346

Giảm chấn xe tải là một yếu tố quan trọng trong hệ thống treo của xe,nó đóng vai trò giảm thiểu rung lắc và đảm bảo sự ổn định khi vận hành trên đường. Vậy nên việc hiểu rõ về giảm chấn cũng như những điều cần lưu ý khi bảo dưỡng, kiểm tra và sử dụng là rất cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Vtruck tìm hiểu  về giảm chấn xe tải và những điểm cần lưu ý để tối ưu hóa hiệu suất và độ bền của xe tải là gì nhé

Giảm chấn xe tải là gì ? 

Giảm chấn xe tải (hay còn gọi là phuộc nhún xe tải) là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống treo xe, giúp hấp thụ và giảm thiểu sự rung lắc di chuyển trên đường. Khi xe chạy qua các bề mặt đường gồ ghề hoặc chướng ngại vật, giảm chấn giúp duy trì sự ổn định và kiểm soát cho xe bằng cách giảm thiểu tác động từ mặt đường lên khung xe và cabin.

Giảm chấn xe tải là gìGiảm chấn là một bộ phận quan trọng trong hệ thống treo

Cấu tạo và các loại giảm chấn xe tải

Cấu tạo của giảm chấn bao gồm một piston di chuyển bên trong một ống chứa dầu hoặc khí nén. Khi xe di chuyển qua địa hình không bằng phẳng, piston này sẽ nén dầu hoặc khí nén, tạo ra lực cản để giảm tốc độ dao động của hệ thống treo. Điều này giúp cải thiện sự ổn định và khả năng kiểm soát của xe, mang lại trải nghiệm lái xe êm ái hơn.

Cấu tạo của giảm chấn Cấu tạo của giảm chấn 

Giảm chấn xe tải được chia ra thành 3 loại chính:

  • Giảm xóc dầu thủy lực: Là loại sử dụng ống cố định một đầu, có ống bảo vệ bên ngoài và piston hoạt động hai chiều bên trong. Piston hút và nhả dầu theo độ nhún của giảm xóc. Một số loại giảm xóc còn kết hợp pít-tông dầu và hơi nén để điều hòa, giúp xe hoạt động êm ái và nhịp nhàng hơn.
  • Giảm xóc hơi (bóng hơi): Loại giảm xóc này lấy hơi từ bình chứa của xe để tạo lực nén, giúp hoạt động êm ái. Thường được sử dụng trên xe tải hạng nặng như xe đầu kéo hoặc xe tải 3 chân, 4 chân.
  • Giảm xóc lò xo: Bao gồm ty phuộc và lò xo giảm chấn. Đây là loại phổ biến được trang bị trên hầu hết các loại xe tải, nhưng sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí lắp đặt, loại xe và tải trọng.

Cách làm tăng hiệu quả giảm chấn xe tải

Giảm chấn xe tải được sử dụng phổ biến ở hầu hết các dòng xe tải. Vì vậy cần phải làm tăng hiệu quả giảm chấn bằng các biện pháp như sau: 

  • Bảo dưỡng giảm chấn xe tải thường xuyên: Đảm bảo hệ thống giảm chấn được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo hiệu suất tối đa. Đây là bộ phận rất dễ bị dính bụi bẩn, đá sỏi từ gầm xe nên cần phải bảo dưỡng thường xuyên, nếu không thì mức độ đàn hàn của lò xo sẽ bị giảm đáng kể, hiệu quả giảm xóc cũng không đạt năng suất cao

 

Giảm chấn xe tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc di chuyển an toànGiảm chấn xe tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc di chuyển an toàn

  • Sử dụng giảm chấn chính hãng, chất lượng: sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ không đạt được hiệu quả tốt đa, bên cạnh đó bạn có thể thể mất thêm cả chi phí trong việc sửa chữa và thay thế
  • Nâng cấp hệ thống giảm chấn: Nếu cần thiết, hãy xem xét nâng cấp hệ thống giảm chấn với các sản phẩm chất lượng cao hơn hoặc công nghệ tiên tiến hơn để cải thiện hiệu suất và độ bền.
  • Tránh chở hàng quá trọng tải: Chở quá tải có thể gây áp lực quá mức lên hệ thống giảm chấn, làm giảm hiệu quả hoạt động và tăng nguy cơ hỏng hóc cho xe

Dấu hiệu cho biết giảm chấn xe bị hư hỏng

Khi hệ thống giảm chấn xe tải gặp sự cố , hỏng hóc hoặc trục trặc thường có những dấu hiệu như sau:

  • Xe phát ra tiếng kêu khi di chuyển trên đường: khi xe phát ra tiếng cọt kẹt là một trong những dấu hiệu cho việc giảm chấn có vấn đề hoặc bất thường nào đó
  • Lốp mòn không đồng đều: nếu như giảm chấn xe có vấn đề thì sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bám đường của lốp xe
  • Xe dao động quá mức: Nếu xe nhún mạnh khi đi qua các bề mặt gồ ghề hoặc đường dốc là dấu hiệu cho thấy giảm chấn đã bị hỏng, không còn hoạt động nữa, cần phải xử lý ngay
  • Rò rỉ dầu: giảm chấn có thể bị chảy dầu do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên nếu thấy tình trạng chạy dầu nhiều ở chỗ giảm chấn thì đó là dấu hiệu cho thấy giảm chấn có vấn đề

Nếu có dấu hiệu giảm chấn bị hư hỏng cần phải xử lý ngayNếu có dấu hiệu giảm chấn bị hư hỏng cần phải xử lý ngay

Hướng dẫn kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận giảm chấn ô tô

Có thể tự kiểm tra tình trạng giảm chấn xe tải bằng cách: 

Kiểm tra độ nhún của bộ phận giảm xóc

Kiểm tra độ nhún của bộ phận giảm xóc là cách để chủ xe xác định xem hệ thống giảm xóc có bị hỏng hay không. Để thực hiện, đứng trước đầu xe và dùng lực mạnh để ấn đầu xe xuống. Nếu xe không bật lên nhanh chóng hoặc có độ nhún kém, đó là dấu hiệu cho thấy bộ phận giảm xóc bị hư hỏng. Bạn cũng có thể kiểm tra độ nhún bằng cách đặt đầu gối lên phần cứng của cản trước xe.

Kiểm tra ống nhún và lò xo của giảm xóc

Giảm xóc xe tải hoạt động với tần suất cao, đặc biệt là khi xe thường xuyên di chuyển trên đường gồ ghề. Điều này có thể dẫn đến lò xo và phuộc nhún của giảm xóc bị mất độ đàn hồi hoặc hư hỏng.

Rò rỉ dầu thủy lực là một dấu hiệu rõ ràng của hỏng hóc ở phốt làm kín của lò xo và ống nhún. Bạn có thể thấy dầu rò rỉ bằng mắt thường. Trong trường hợp này, hãy đưa xe đến gara để sửa chữa hoặc thay thế bộ phận giảm xóc, đảm bảo an toàn khi di chuyển.

>>>Xem thêm:Cúp bô xe tải là gì? 

Lời kết

Để đảm bảo an toàn và chắc chắn rằng giảm chấn luôn hoạt động tốt, bạn nên mang xe đến gara sửa chữa uy tín để kiểm tra định kỳ. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hữu ích về giảm chấn xe tải và những điều cần lưu ý khi sử dụng giảm chấn. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ đến VTruck qua hotline 0936.080.868 để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Lên đầu trang

0936.08.08.68

Zalo