Khung giờ cấm tải ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, các tuyến đường cụ thể

12/03/20244125

Giờ cấm tải là thời gian mà xe tải không được phép lưu thông vào khu vực nội thành. Tùy vào loại xe tải và tải trọng mà sẽ có quy định khung giờ cấm tải khác nhau. Bài biết dưới đây tổng hợp các khung giờ cấm tải ở Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng như các tuyến đường phố cụ thể.

Giờ cấm tải ở Tp Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm sầm uất với lượng lớn các dòng xe đổ về. Vì thế, tình trạng ùn tắc diễn ra liên tục. Dưới đây là giờ cấm xe tải ở Tp Hồ Chí Minh mà các bác tài cần chú ý:

  • Xe tải nhẹ: Xe ô tô chở hàng có khối lượng vận chuyển dưới 1.5 tấn – xe tải dưới 1,5 tấn là xe con (trừ loại xe bán tải), ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 1.5 tấn tới 2.5 tấn & những xe thí điểm. Giờ cấm tải từ 6h00 - 9h00 và từ 16h00 - 20h00 hàng ngày (trước đây là từ 6h00 - 8h00 và từ 16h00 - 20h00). Ở những khung giờ khác, xe được lưu thông bình thường.
  • Xe tải nặng: Ô tô tải có khối lượng chuyên chở từ 2.5 tấn trở lên, xe máy chuyên dùng, sơ mi rơ moóc, máy kéo, được kéo bởi ô tô hoặc bằng rơ moóc. Lệnh cấm tải mới nhất vào nội thành là từ 6h00 - 22h00 (trước đây là từ 6h00 - 24h00). Ngoài khung giờ trên, thì xe có thể lưu thông tại 1 số tuyến đường hành lang.

Theo đó khung giờ cấm tuyến đường Võ Văn Kiệt cấm xe tải từ 2,5 tấn trở xuống lưu thông từ 6 giờ đến 9 giờ và từ 16 giờ đến 20 giờ hằng ngày; cấm xe tải trên 2,5 tấn (xe tải nặng) từ 6 giờ đến 22 giờ. Và giờ cấm xe tải đường Phạm Văn Đồng TP Hồ Chí Minh sẽ được lưu thông từ 9h tới 16h.

Biển cấm tải theo tải trọng và khung giờBiển cấm tải theo tải trọng và khung giờ

Giờ cấm xe tải ở Hà Nội

Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của miền Bắc nên mỗi ngày đều có lưu lượng xe lớn lưu thông. Và cũng tương tự Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội cũng đưa ra quy định về khung giờ cấm xe tải ở Hà Nội. Cụ thể như sau: 

+ Khung giờ cấm xe tải 1.25 tấn: Tất cả những loại xe tải có tải trọng 1,25 tấn đều sẽ bị cấm di chuyển trong thành phố vào giờ cao điểm. Thời gian cụ thể là từ 6:00 – 9:00 và từ 15:00 – 21:00. Ngoài 2 khung giờ này thì xe được hoạt động và lưu thông bình thường.

+ Giờ cấm xe tải dưới 2,5 tấn: Đối với các loại xe tải trên 1,25 và dưới 2,5 tấn sẽ chỉ được phép di chuyển trong thành phố từ 21:00 – 6:00. Ngoài khung giờ này thì xe tải sẽ bị cấm vào thành phố. Nếu như phương tiện vẫn muốn di chuyển. Thì phải có giấy phép lưu hành được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

+ Giờ cấm xe trên 2,5 tấn: Đối với các dòng xe tải có tải trọng từ 2,5 tấn – 10 tấn sẽ phải thực hiện cấm hoạt động từ 6:00 – 21:00. Ngoài khung giờ này, xe tải được phép lưu thông bình thường.

+ Khung giờ cấm xe tải trên 10 tấn, xe siêu trường siêu trọng: Các loại xe tải siêu trường, siêu trọng khi muốn lưu thông vào trong thành phố. Sẽ phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền. Khung giờ được di chuyển trong nội thành sẽ chỉ từ 21:00 – 6:00.

Những xe tải nặng có tải trọng trên 10 tấn sẽ có khung giờ cấm khắt khe hơnNhững xe tải nặng có tải trọng trên 10 tấn sẽ có khung giờ cấm khắt khe hơn

Các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Các tuyến đường cấm xe tải ở Hà Nội

Theo quy định, các giờ cấm xe tải sẽ được giới hạn cho một số các tuyến phố cấm xe tải Hà Nội sau đây. Các tài xế nên nắm rõ để đảm bảo lưu thông được thuận tiện và đúng quy định nhất:

  1. Đường trên cao đoạn từ nút giao Mai Dịch đến nút giao Pháp Vân, Lĩnh Nam. Xe ô tô được phép hoạt động và cấm các phương tiện khác.
  2. Đường Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến: Đoạn tiếp đất từ đường trên cao đi Đại lộ Thăng Long và ngược lại. Các phương tiện giao thông được phép hoạt động.
  3. Nguyễn Văn Cừ (đoạn đường từ cầu Chui đến Nguyễn Sơn). Ngọc Lâm (đoạn đường từ cầu Chui đến Ngô Gia Khảm)
  4. Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai)
  5. Minh Khai (đoạn từ Minh Khai dẫn đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng)
  6. Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La, Văn Phú đến Cầu Bươu, quận Hà Đông)
  7. Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Đại Lộ Thăng Long (đoạn từ Phạm Hùng đến nút giao thông 70)
  8. Đường 70 (từ Đại lộ Thăng Long đến đường 72). Đường 72 (đoạn đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn, Quận Hà Đông)
  9. Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (Quận Hà Đông, từ Phúc La đến Cầu Bươu)
  10. Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Hồi ( từ Ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân)
  11. Pháp Vân, Cầu Thanh Trì, Nguyễn Văn Linh, Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố.

Các tuyến đường cấm xe tải ở Tp Hồ Chí Minh

Các tuyến phố trong giờ cấm tải Hồ Chí Minh như sau: 

  1. Hướng Bắc và hướng Tây: Quốc lộ 1A (từ ngã tư Thủ Đức đến giao lộ Quốc lộ 1A và đường Nguyễn Văn Linh)
  2. Hướng Đông: Xa lộ Hà Nội (từ ngã tư Thủ Đức đến nút giao thông Cát Lái) - Liên tỉnh lộ 25B (từ nút giao thông Cát Lái đến giao lộ Liên tỉnh lộ 25B - Vành đai phía Đông).
  3. Hướng Nam: đường vành đai phía Đông (từ Liên tỉnh lộ 25B đến cầu Phú Mỹ) - cầu Phú Mỹ - đường trên cao (nối từ nút giao thông khu A Nam Sài Gòn tới cầu Phú Mỹ) - đường Nguyễn Văn Linh (từ nút giao thông khu A Nam Sài Gòn đến giao lộ Quốc lộ 1A - Nguyễn Văn Linh).

>>> Xem thêm: Ý nghĩa biển cấm xe tải?

Các trường hợp ngoại lệ không bị cấm trong giờ cấm tải

Các trường hợp ngoại lệ không bị cấm trong giờ cấm tải phải kể tới:

  • Xe tải thuộc ngành công an, quân đội, lực lượng phòng cháy chữa cháy đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • Xe tang lễ, xe bán tải nhỏ, xe chuyển chở hàng hoá có khối lượng dưới 500kg.

Kết luận

Với những trường hợp bạn có nhu cầu chuyển máy móc, hàng hóa, kho xưởng… bằng xe tải thì cần tuân thủ đúng các khung giờ cấm tải Hồ Chí Minh và Hà Nội để tránh bị xử phạt. Quý khách hàng còn có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ số hotline: 0936.08.08.68. VTRUCK sẵn sàng phục vụ.

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Lên đầu trang

0936.08.08.68

Zalo