Vạch kẻ đường là gì? Tác dụng của vạch kẻ đường trong điều tiết giao thông

10/06/2024283

Vạch kẻ đường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết giao thông, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tác dụng quan trọng của vạch kẻ đường, từ đó hiểu rõ hơn về vai trò then chốt của chúng trong việc điều tiết giao thông.

Vạch kẻ đường dưới đây có tác dụng gì?

Vạch kẻ đường là các dấu hiệu được vẽ trên bề mặt đường giao thông nhằm hướng dẫn, điều tiết và kiểm soát lưu lượng xe cộ và người đi bộ. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và trật tự giao thông.

 

Vạch kẻ đường có công dụng giúp điều tiết xe cộVạch kẻ đường có công dụng giúp điều tiết xe cộ

 

Các loại vạch kẻ đường và ý nghĩa 

Theo quy chuẩn mới, các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT có hiệu lực từ ngày 1-11-2016 được quy định như sau:

Vạch kẻ đường dọc (theo tim đường)

Vạch dọc liền: Dùng để thông báo cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) không được vượt qua hoặc đè lên vạch này. Vạch này dùng để phân chia tuyến đường thành hai chiều hoặc phân chia phần đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới.

 

Vạch dọc liền để cấm các loại xe cơ giới và thô sơVạch dọc liền để cấm các loại xe cơ giới và thô sơ

 

Vạch dọc liền kép: Tăng thêm sự chú ý cho lái xe và yêu cầu tuân thủ quy định của vạch dọc liền nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia giao thông. Thường xuất hiện ở các đoạn đường vòng, nguy hiểm, hoặc những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao. Lái xe không được vượt ô tô đi trước khi gặp vạch này.

Vạch dọc đứt: Dùng để phân chia làn xe cơ giới và phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt được phép vượt ô tô đi trước nhưng phải nhanh chóng di chuyển về lại phần đường của mình sau khi vượt xong.

Vạch ngang đường

Vạch liền ngang: Có ý nghĩa như biển báo “dừng lại”, yêu cầu tất cả các loại xe cơ giới và xe thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Vạch đứt quãng ngang đường: Dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ nút giao) sang đường.

Vạch kẻ đường màu trắng

Vạch đơn nét đứt: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều và cho phép các phương tiện chuyển làn qua vạch khi cần thiết. Tốc độ lưu thông càng cao, khoảng cách giữa các nét đứt càng dài.

 

Vạch đơn nét đứt để phân chia các làn xe cùng chiều và có thể chuyển lànVạch đơn nét đứt để phân chia các làn xe cùng chiều và có thể chuyển làn

 

Vạch đơn nét liền: Dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, nhưng các phương tiện không được phép chuyển làn, lấn làn, hoặc đè lên vạch. Các phương tiện muốn chuyển làn cần phải chờ cho đến khi gặp ngã giao hoặc gặp vạch nét đứt.

 

Vạch đơn nét liền để phân chia các làn xe cùng chiều nhưng không được phép chuyển lànVạch đơn nét liền để phân chia các làn xe cùng chiều nhưng không được phép chuyển làn

 

Vạch đôi nét liền trắng: Phân cách phương tiện giao thông đi ngược chiều với những đường có 4 làn xe trở lên. Các phương tiện không được phép đè lên vạch này.

 

Vạch đôi nét liền trắng phân cách phương tiện ngược chiều Vạch đôi nét liền trắng phân cách phương tiện ngược chiều 

 

Vạch kẻ đường màu vàng

Vạch vàng nét đứt: Phân chia hai làn đường xe chạy ngược chiều nhau ở những đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Các phương tiện được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều.

 

Vạch vàng nét đứt phân chia 2 làn đi ngược chiều nhauVạch vàng nét đứt phân chia 2 làn đi ngược chiều nhau

 

Vạch vàng nét liền: Phân chia hai chiều xe chạy ở những đoạn đường không có dải phân cách. Các phương tiện không được phép đè lên vạch, lấn làn, hoặc vượt xe khi gặp vạch này. Thường xuất hiện trên những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu.

 

Hình ảnh vạch vàng nét liềnHình ảnh vạch vàng nét liền

 

Hai vạch vàng song song: Thường xuất hiện trên những tuyến đường rộng có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách. Các phương tiện không được phép lấn làn hoặc đè lên vạch này.

 

Hai vạch vàng song songHai vạch vàng song song

 

Vạch vàng song song, một đứt, một liền: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy trên tuyến đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Xe chạy làn đường tiếp giáp với vạch nét đứt được phép cắt qua sử dụng làn ngược chiều, trong khi xe chạy làn đường tiếp giáp với vạch nét liền không được cắt qua vạch.

 

Vạch vàng song song, một nét đứt, một nét liềnVạch vàng song song, một nét đứt, một nét liền

 

Vạch vàng đứt song song: Cho phép thay đổi hướng xe chạy theo thời gian cụ thể, điều chỉnh bởi cảnh sát giao thông hoặc tín hiệu đèn báo.

 

Vạch vàng đứt song song cho phép thay đổi hướng xe chạy Vạch vàng đứt song song cho phép thay đổi hướng xe chạy 

 

Vạch làn đường ưu tiên

Vạch nét liền: Giới hạn làn đường dành cho một loại xe cơ giới nhất định. Các loại xe không thuộc diện ưu tiên không được phép đi vào làn xe này, trừ trường hợp khẩn cấp.

Vạch nét đứt: Làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định. Các xe khác có thể sử dụng làn này nhưng phải nhường đường cho xe ưu tiên.

Vạch trắng hình con thoi

Thông báo sắp đến chỗ có vạch đi bộ qua đường, giúp người lái xe chuẩn bị giảm tốc độ để nhường cho người đi bộ qua đường.

 

Vạch hình thoi thông báo sắp có vạch đi bộ qua đườngVạch hình thoi thông báo sắp có vạch đi bộ qua đường

 

Vạch trắng xương cá chữ V

Thường xuất hiện gần các cây cầu vượt, dùng để chia phương tiện thành hai hướng đi. Các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này, trừ trường hợp khẩn cấp.

 

Không được phép lấn vào vạch xương cá trừ một số trường hợp khẩn cấpKhông được phép lấn vào vạch xương cá trừ một số trường hợp khẩn cấp

Vạch mắt võng

Vạch mắt võng không được quy định trong quy chuẩn 41, nên không có hiệu lực pháp lý. Loại vạch này chủ yếu mang tính chất hình ảnh, giúp người đi đường phân biệt rõ ràng hơn. Vạch mắt võng thường đi kèm với mũi tên chỉ dẫn rẽ phải. Do đó, nếu bạn đi thẳng thay vì rẽ phải tại vị trí có vạch mắt võng, bạn có thể bị xử phạt vì lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường.

 

Hình ảnh vạch mắt võngHình ảnh vạch mắt võng

>>> Xem thêm: Lỗi sai làn đường là gì? Quy định pháp luật về xe tải đi sai làn đường

Vạch làn chờ rẽ trái

Xuất hiện trên các giao lộ rộng, có nhiều làn xe. Dùng để tạo không gian dừng chờ cho các xe rẽ trái sau khi vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao thông có đèn tín hiệu.

Kết luận

Vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41:2016/BGTVT không chỉ giúp tăng cường an toàn và trật tự giao thông mà còn giúp người tham gia giao thông nhận biết rõ ràng hơn về làn đường và hướng đi. 

Trên đây là những thông tin về vạch kẻ đường là gì? Những tác dụng của vạch kẻ đường mà VTRUCK muốn gửi tới bạn. Việc hiểu và tuân thủ đúng các loại vạch kẻ đường là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho mọi người trên đường. Theo dõi VTRUCK để biết thêm nhiều thông tin hay và hấp dẫn hơn nữa!

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Lên đầu trang

0936.08.08.68

Zalo