Chia sẻ lo âu - Hiệu quả hàng đầu: Ưu đãi giá xe tải thùng JAC lên đến 40 triệu đồng
03/10/20231989
Mục lục [Ẩn]
Với sứ mệnh cung cấp giải pháp tối ưu cho khách hàng trong lĩnh vực vận tải đường bộ, Vtruck.vn đã và đang nỗ lực hết mình để hoàn thành sứ mệnh đó. Sự kết hợp của JAC – VTRUCK mang tới một dòng xe với những ưu điểm vượt trội, xe được thiết kế dựa trên sự tổng hợp những tính năng phù hợp nhất đã được nghiên cứu bởi các tập đoàn ô tô hàng đầu thế giới như tập đoàn Hyundai Hàn Quốc, Tập đoàn Man Đức, Tập đoàn Mercedes Benz, tập đoàn Styer của Áo… Sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất Châu âu, Châu Mỹ với các tiêu chuẩn khí thải Euro II, III, IV, VI.
Tại Việt Nam, Vtruck đưa đến sự kết hợp hoàn hảo giữa các tổng thành ca bin Hyundai, động cơ WEICHAI thế hệ thứ 3, Hộp số FAST GEAR công nghệ Mỹ, Cầu Man, Benz… Các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng, thử nghiệm qua nhiều giai đoạn trước khi đưa ra thị trường, do đó JAC – VTRUCK là sản phẩm phù hợp với mọi điều kiện địa hình như san lấp mặt bằng, khai thác mỏ, vận tải hàng hóa các cung đường ngắn, dài, hỗn hợp…
JAC- VTRUCK xin gửi tới Quý khách hàng bản hướng dẫn vận hành xe. Chúc Quý khách lái xe an toàn!
1. Kiểm tra mức dầu động cơ (mức dầu phải nằm trong khoảng vạch cho phép của thước thăm dầu) và chất lượng dầu. Dầu thích hợp cho điều kiện sử dụng tại Việt Nam nên dùng là 15W40 hoặc 20W/50.
2. Kiểm tra dung dịch làm mát động cơ, nếu thiếu phải bổ xung ngay (mức nước làm mát được cho phép trong khoảng vạch Min-Max của bình nước phụ) đối với JAC bình nước phụ nằm phía sau ca bin rất dễ kiểm tra, khi bổ xung cần dùng nước sạch, dùng thêm dung dịch giải nhiệt.
3. Kiểm tra mức dầu diesel, tránh tình trạng air dầu gây ảnh hưởng xấu đến bơm tay và toàn hệ thống nhiên liệu. Chọn dùng dầu diesel chất lượng cao, không được để lẫn nước trong dầu diesel sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến bơm cao áp và kim phun.
4. Kiểm tra hệ thống hơi có đủ áp xuất hay không? Dầu cầu, dầu hộp số, dầu moay ơ có bị rỉ dầu hay không? Nếu có hiện tượng rò rỉ cần phải khắc phục ngay.
5. Kiểm tra các đồng hồ báo nạp, báo vòng tua, báo nhiệt độ nước, áp xuất dầu… các loại cảm biến ABS(nếu có), báo tắc lọc khí, báo cảnh báo, nguy hiểm, đảm bảo các thiết bị điện, đèn báo trong tình trạng hoạt động bình thường.
1. Khi khởi động cần đặt tay số ở số N (số mo).
2. Khi nhiệt độ môi trường thấp cần phải sấy nóng, dầu Diesel quá lạnh cũng không khởi động được.
3. Khi khởi động tuyệt đối không đạp chân ga gấp, để động cơ chạy ở chế độ Garanty hoặc tốc độ thấp không tải từ 3-5 phút sau đó mới tăng ga.
4. Mỗi lần đề khởi động nếu động cơ không nổ thì chú ý không đề quá 10 giây, khoảng cách giữa 2 lần khởi động ít nhất là 1 phút, nếu khởi động quá 3 lần liên tiếp mà động cơ không nổ thì phải kiểm tra nguyên nhân và xử lý rồi mới khởi động lại.
5. Quan sát các thông số trên bảng đồng hồ, các đèn báo để phát hiện ngay các sự cố (nếu có)
1. Nhiệt độ dung dịch làm mát thích hợp là trong khoảng 60-90oC, vận hành xe từ số 1 và tăng số theo thứ tự, khi tăng tốc phải từ từ đạp ga đều, không òa ga, giật cục.
2. Áp xuất dầu động cơ ở trạng thái garanty thích hợp là 0.2~0.6 Mpa. Khi đèn báo áp xuất dầu quá thấp, nước làm mát sôi, có tiếng kêu bất thường hay bất kỳ hiện tượng nào ngoài ý muốn thì lập tức dừng xe để kiểm tra sửa chữa. Nếu sự cố nặng xe không vận hành được thì phải dùng xe cứu hộ, không được vận hành khi động cơ còn sự cố.
1. Khi tắt máy cần đưa động cơ về chế độ garanty 3-5 phút rồi hãy tắt máy, không tắt máy đột ngột ở vòng quay tốc độ cao.
2. Sau khi dừng máy tiến hành kiểm tra, xử lý những sự cố đã xuất hiện trong quá trình vận hành.
1. Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong xe để kịp thời phát hiện các hư hỏng của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, biển số, cơ cấu nâng hạ kính, cửa lên xuống, động cơ, khung, nhíp, lốp và áp suất hơi lốp, cơ cấu nâng hạ (nếu có) và trang bị kéo moóc…
2. Kiểm tra hệ thống điện: ắc quy, sự chính xác của các đồng hồ, đèn báo trên bảng đồng hồ, đèn tín hiệu, đèn pha, cốt, đèn phanh, còi, gạt nước, cơ cấu rửa kính…
3. Kiểm tra hệ thống lái: Hành trình tự do của tay lái, trạng thái làm việc của bộ trợ lực lái, độ rơ của rô tuyn lái
4. Kiểm tra hệ thống phanh: Hành trình tự do của chân phanh, trạng thái làm việc và độ kín của hệ thống phanh(các đường dẫn hơi, các bát phanh) chỉnh lại phanh nếu không an toàn.
5. Kiểm tra sự ổn định của động cơ, các cụm, tổng thành và các hệ thống khác (hệ thống cung cấp nhiên liệu, bôi trơn, làm mát, truyền lực chính, hệ thống nâng ben…).
6. Kiểm tra bình hơi nếu có nước thì xả hết nước, kiểm tra thùng chứa nhiên liệu, xả cặn bẩn, nước ở bầu lọc nhiên liệu….
1. Kiểm tra tổng thể bên ngoài và dựa vào tình hình hoạt động cụ thể của động cơ để bảo dưỡng.
2. Thay thế bầu lọc thô (lọc tách nước) nhiên liệu, lọc tinh, lọc dầu động cơ nếu đến kỳ thay thế. Riêng dòng xe Euro III, IV sử dụng kim phun điện tử dù chưa đến kỳ thay thế nhưng nếu xuất hiện cảnh báo lọc bẩn thì cần thay ngay, tránh phát sinh những hư hỏng đáng tiếc.
3. Kiểm tra thùng dầu nhiên liệu, nếu có cặn bẩn phải xúc rửa.
4. Kiểm tra, siết chặt các bulông, bulông nắp máy, giàn cò, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.
5. Tháo, kiểm tra xịt sạch bầu lọc không khí, nếu lọc đến hạn thay thế hoặc bám bẩn gây bí lọc thì cần thay thế ngay.
6. Thay dầu bôi trơn động cơ.
7. Làm sạch bề mặt két nước,két tăng áp, giàn nóng điều hòa, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp.
8. Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống làm mát, độ kín của két nước hay các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, nếu có nhiều cặn bẩn trong các nan tản nhiệt két nước thì cần xúc rửa két nước.
9. Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp nếu cần, độ căng dây đai dẫn động động cơ.
10. Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động…
11. Kiểm tra Xupáp, nhóm piston, xi lanh, xéc măng nếu cần.
12. Kiểm tra độ rơ của bạc lót tay biên, trục khủyu nếu cần.
13. Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu, các đường ống dẫn, thùng chứa nhiên liệu, xiết chặt các đầu nối, giá đỡ, kiểm tra sự kín khít của toàn hệ thống, tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu.
1. Kiểm tra, siết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.
2. Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.
3. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.
4. Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, điều chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn, chống ô nhiễm môi trường.
• Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện, bắt chặt các đầu nối giắc cắm tới máy khởi động, máy phát, bảng điều khiển, đồng hồ và các bộ phận khác.
• Làm sạch mặt ngoài ắc quy, thông lỗ thông hơi. Kiểm tra điện thế, kiểm tra mức, nồng độ dung dịch nếu thiếu phải bổ sung, nếu cần phải súc, nạp ắc quy. Bắt chặt đầu cực, giá đỡ ắc quy, đối với bình ắc quy khô cần kiểm tra mắt thần của từng ngăn.
• Điều chỉnh bộ căng dây đai dẫn động máy phát.
• Kiểm tra hộp cầu chì, toàn bộ các đèn, nếu cháy, hư hỏng phải thay thế. Điều chỉnh độ chiếu sáng của đèn pha, cốt cho phù hợp. Với mỗi bảng cầu chì đều có dãy cầu chì dự phòng, nếu thiếu phải bổ xung ngay phòng trường hợp cần thay thế.
• Kiểm tra các công tắc, đầu tiếp xúc đảm bảo hệ thống điện hoạt động ổn định.
• Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp ly hợp, lò xo hồi vị và hành trình tự do của bàn đạp.
• Kiểm tra các khớp nối, cơ cấu dẫn động và hệ thống truyền động ly hợp. Kiểm tra độ kín của hệ thống và tác dụng của hệ truyền động, xiết chặt giá đỡ bàn đạp ly hợp.
• Kiểm tra độ mòn của ly hợp. Nếu mòn quá tiêu chuẩn cho phép cần phải thay ngay tránh ảnh hưởng tới bàn ép và bánh đà.
• Kiểm tra xiết chặt bulông nắp hộp số, các bulông nối ghép ly hợp hộp số, trục các đăng. Làm sạch bề mặt hộp số, ly hợp, các đăng.
• Kiểm tra độ rơ mặt bích cát đăng, vòng bi chữ thập các đăng và các bi quang treo đối với xe dùng 2 khớp các đăng trở lên.
• Kiểm tra tổng thể sự làm việc bình thường của ly hợp, hộp số, các đăng, nếu còn khiếm khuyết phải điều chỉnh lại. Các vòng chắn dầu, mỡ phải đảm bảo kín khít.
• Kiểm tra lượng dầu trong hộp số, bình dầu côn. Nếu thiếu phải bổ sung.
• Bơm mỡ vào tất cả các vú mỡ của cơ cấu đi số, chỉnh số, trục cát đăng….
• JAC-VTRUCK chủ yếu sử dụng cầu BENZ, STYER, MAN AK 459, 469…
• Đối với cầu vi sai(Styer, Benz) khi chạy tối đa 6 tháng thì chủ phương tiện cần đưa đến các trạm bảo hành để căn lại cầu, thay thế các căn nón, căn đầu con lợn, căn của bộ bánh răng hành tinh moay ơ…
• Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động và các moay ơ sử dụng bộ giảm tốc, nếu thiếu phải bổ xung, nếu đến kỳ phải thay thế theo định kỳ.
• Đối với cầu Man AK459, 469 có thiết kế vòng bi tự bôi trơn, do đó thời gian thay dầu cho cầu Man là từ 70,000 đến 100,000 km.
• Đặc biệt với cầu Man của JAC-VTRUCK đặt hàng, 300.000km mới phải bảo dưỡng moay ơ 1 lần, do đó những bảo dưỡng thông thường khi chưa đến 30 vạn Km thì chưa cần bảo dưỡng moay ơ.
1. Kiểm tra độ chụm của các bánh xe dẫn hướng, độ mòn các lốp. Nếu cần phải đảo vị trí các lốp theo quy định.
2. Bơm mỡ bôi trơn cho các vú mỡ của hệ thống
3. Kiểm tra dầm trục trước hoặc các trục của bánh trước, độ rơ của vòng bi moay ơ, thay mỡ, điều chỉnh theo tiêu chuẩn. Các rô tuyn nếu độ rơ lớn thì phải thay thế.
4. Kiểm tra toàn bộ sự làm việc của hệ thống lái, bót lái, bơm lái, các đường ống dầu, ống cuộn làm mát dầu….
1. Kiểm tra áp suất hơi, trạng thái làm việc của máy nén khí, van chia hơi phanh, van an toàn.
2. Kiểm tra, xiết chặt các đầu nối của đường ống dẫn hơi. Đảm bảo kín, không rò rỉ trong toàn bộ hệ thống.
3. Tháo tang trống, kiểm tra tang trống, guốc và má phanh, đĩa phanh, lò xo hồi vị, mâm phanh, giá đỡ bầu phanh, chốt quả đào, ổ tựa mâm phanh. Nếu lỏng phải xiết chặt lại. Nếu mòn quá tiêu chuẩn phải thay.
4. Điều chỉnh khe hở giữa tang trống, đĩa phanh và má phanh, hành trình và hành trình tự do của bàn đạp phanh.
5. Kiểm tra hiệu quả của phanh tay, xiết chặt các giá đỡ. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
6. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hệ thống phanh.
1. Kiểm tra khung xe (chassis), chắn bùn, mõ nhíp, ổ đỡ chốt nhíp ở khung, bộ nhíp, quang nhíp, quai nhíp, bu lông xan tan, bu lông hãm chốt nhíp. Nếu xô lệch phải điều chỉnh lại. Nếu lỏng phải bắt chặt, làm sạch, sơn và bôi mỡ bảo quản theo quy định.
2. Kiểm tra tác dụng của giảm sóc, siết chặt bu lông giữ giảm sóc. Kiểm tra các cao su đỡ. Nếu vỡ phải thay.
3. Kiểm tra la giăng, bánh xe và lốp, kể cả lốp dự phòng. Bơm hơi lốp tới áp suất tiêu chuẩn, đảo lốp nếu cần thiết. Gỡ những vật cứng dắt, dính vào kẽ lốp.
1. Kiểm tra, làm sạch buồng lái, kính chắn gió, cánh cửa, cửa sổ, gương chiếu hậu, đệm ghế ngồi, cơ cấu nâng ca bin, tra dầu mỡ vào những điểm quy định. siết chặt bu lông bắt giữ buồng lái với chassis. Kiểm tra hệ thống thông gió.
2. Kiểm tra thùng, thành ben, các móc khóa thành bệ,khóa ben, bản lề cửa hông ben, quang giữ chassis phụ với chassis chính, bu lông bắt giữ dầm, bậc lên xuống, chắn bùn. Nếu lỏng phải xiết chặt lại.
1. Kiểm tra cơ cấu nâng, hạ ben, độ an toàn và kín của các đầu nối, ống dẫn dầu. Sự làm việc ổn định của hệ thống nâng hạ thủy lực.
2. Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu thủy lực. Nếu thiếu phải bổ xung thêm. Thay dầu, thay lọc theo quy định.
3. Kiểm tra cáp, cơ cấu an toàn đối với xe tải gắn cẩu
4.Đối với xe trộn bê tông cần đặc biệt chú trọng đến hệ thống thủy lực của thùng trộn, thường xuyên kiểm tra siết ốc các trục cát đăng, bơm thủy lực, ngăn kéo thủy lực, kiểm tra rò rỉ dầu. Sau mỗi ca làm việc cần thiết phải rửa sạch lòng thùng trộn, tránh để bám bê tông trong và ngoài thùng trộn,bơm mỡ đầy đủ vào 2 bi tì thùng trộn, các cơ cấu truyền ga, điều khiển thùng trộn.
5. Những nội dung bảo dưỡng đối với các cơ cấu, cụm hệ thống đặc thù phải tuân theo hướng dẫn kỹ thuật của JAC-VTRUCK
Đối với các loại Sơ mi Rơ mooc cần bảo dưỡng moay ơ trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng cần theo định kỳ 3 đến 6 tháng bảo dưỡng moay ơ 1 lần(hoặc có thể theo lịch bảo dưỡng của xe đầu kéo)
CHÚC CÁC BẠN LÁI XE AN TOÀN!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN