Chia sẻ lo âu - Hiệu quả hàng đầu: Ưu đãi giá xe tải thùng JAC lên đến 40 triệu đồng
03/10/20231573
Mục lục [Ẩn]
Xupap (hoặc van) trong động cơ xe tải là một thành phần quan trọng trong hệ thống nạp và xả của động cơ. Nó giúp kiểm soát luồng không khí và khí thải vào và ra khỏi các xi lanh động cơ.Vậy chúng ta hãy cùng đặt ra câu hỏi, bên cạnh những lợi ích trên thì những vấn đề thường gặp của xupap là gì? và cách giải quyết ra sao?. Hãy cùng Vtruck đi tìm hiểu để biết rõ hơn về chủ đề này nhé!
Xupap (hay còn được gọi là van) là một bộ phận cơ khí quan trọng trong động cơ đốt trong của xe tải và các phương tiện cơ giới khác. Xupap có chức năng điều tiết luồng không khí và khí thải vào và ra khỏi các xi lanh của động cơ trong quá trình hoạt động. Xupap được phân loại theo chức năng, bao gồm hai loại xupap chính:
Xupap là một phần quan trọng trong hệ thống nạp và xả của động cơ
Xupap hoạt động theo chu kỳ của động cơ và được điều khiển bởi trục cam hoặc các cơ cấu điều khiển van khác. Xupap mở và đóng vào các thời điểm chính xác để đảm bảo luồng khí vào và ra khỏi xi lanh diễn ra đúng cách, giúp tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả đốt cháy của động cơ.
Cấu tạo của xupap gồm 5 phần chính, mỗi phần có 1 nhiệm vụ riêng biệt
Cấu tạo của xupap động cơ xe tải
Là phần trên cùng của xupap, có dạng đĩa tròn và chịu trách nhiệm đóng kín các cổng nạp hoặc thải trong xi lanh. Đầu xupap được làm bằng thép hợp kim được chế tạo chính xác để đảm bảo kín khí và chịu được nhiệt độ cao.
Nấm xupap được thiết kế bằng phẳng, lõm hoặc lồi tương ứng với 2 loại xupap nạp và xả, nấm lõm dùng cho xupap nạp và nấm lồi dành cho xupap xả.
Là phần trục dài của xupap, nó có nhiệm vụ dẫn hướng chuyển động cho xupap đảm bảo việc đế và mặt xupap sẽ chồng khít với nhau. Có độ cứng và độ bền cao, chịu được lực va đập và ma sát trong quá trình hoạt động
Đế xupap là một bộ phận quan trọng trong cấu tạo của xupap với kết cấu đơn giản. Đế có thể gắn đĩa giữ lò xo xupap và có nhiều thiết kế khác nhau, phụ thuộc vào cách gắn kết với đĩa lò xo xupap. Các kiểu thiết kế này bao gồm hình côn hoặc rãnh vòng để lắp với móng hãm xupap hoặc sẽ có lỗ để lắp chốt hãm lại
Đế xupap đòi phải phải có độ cứng lâu mòn, một số động cơ còn lót thêm cả chụp bảo vệ ở bên ngoài
Được làm bằng vật liệu thép gang chắc chắn để hỗ trợ dẫn hướng chuyển động. Bề mặt tiếp xúc của ống dẫn hướng và thân xupap được bôi trơn bằng dầu động cơ
Ống dẫn hướng xupap
Lò xo xupap là loại lò xo trụ có tác dụng đóng xupap lại. Lò xò được làm bằng thép hợp kim có độ cứng, thực hiện chức năng chính là tạo lực đẩy để đóng xupap lại sau khi xupap được mở ra bởi cơ cấu điều khiển. Lực của lò xo đảm bảo xupap luôn đóng chặt vào cổng nạp hoặc xả khi cần thiết, giúp duy trì sự kín khí và hiệu suất hoạt động của động cơ
Lò xo xupap
Xupap hoạt động đóng mở dựa theo các chu kỳ của động cơ, có vai trò điều tiết luồng khí vào và ra khỏi buồng đốt, giúp động cơ hoạt động hiệu quả và công suất. Đối với động cơ đốt trong 4 kỳ, chúng hoạt động theo nguyên lý như sau:
Nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ
>>> Xem thêm: Khóa vi sai là gì? Cấu tạo và ưu nhược điểm của bộ vi sai
Hiện tượng xupap bị mòn : Sau thời gian tiếp xúc dài với ghế van, xupap có thể sẽ bị mòn dẫn đến tình trạng rò rỉ khí và làm giảm hiệu suất của động cơ
Hiện tượng hở xupap: hở xupap có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, phần thân của xupap bị cong hoặc biến dạng do va chạm với piston trong trường hợp thời gian đóng mở đồng hồ làm cho việc xupap bị hở, gây rò rỉ khí
Xupap bị nứt hoặc gãy: Xupap có thể bị nứt hoặc gãy do chất liệu kém, hoặc nhiệt độ và áp suất cao trong buồng đốt. Khi đó cần được thay thế ngay lập tức để tránh xảy ra trường hợp không mong muốn
Nhiệt độ quá cao trong buồng đốt có thể làm hỏng đế hoặc mặt bệ xupap
Xupap bị cháy: Nguyên nhân chính khiến cho xupap bị cháy là do lượng nhiên liệu nạp vào trong mỗi kì cháy không đủ. Để khắc phục tình trạng này cần điều chỉnh vừa đủ lượng xăng trong mỗi kỳ, để không tốn nhiều nhiên liệu mà còn giảm thiểu tình trạng bị cháy ở xupap
Để giảm thiểu tình trạng hư hỏng của xupap cần thường xuyên kiểm tra định kì và bảo dưỡng để tránh tình trạng xupap bị hư hỏng, biến dạng hoặc rò rỉ khí. Thay thế hoặc điều chỉnh xupap khi cần thiết để đảm bảo hoạt động ổn định của động cơ.
Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ sẽ giúp giảm thiểu tình trạng hư hỏng của xupap
Trên đây là cấu tạo, nguyên lý và một số vấn đề thường gặp của xupap động cơ. Hy vọng những nội dung mà VTRUCK đem lại sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của xupap động cơ ô tô, tránh được những rủi ro không đáng có khi tham gia giao thông. Theo dõi thông tin của VTRUCK hoặc liên hệ với hotline 0936080868 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc ngay nhé