Niên hạn sử dụng xe tải là gì? Cách quản lý niên hạn sử dụng an toàn và hiệu quả

04/04/2024203

Niên hạn sử dụng xe tải có thể hiểu là khoảng thời gian mà một chiếc xe tải hoạt động trước khi được nâng cấp để có thể đảm bảo được an toàn và hiệu suất của xe. Vậy làm sao để có thể quản lý được niên hạn sử dụng của xe ? Phải làm gì khi xe hết niên hạn sử dụng? Hãy cùng VTRUCK trả lời câu hỏi này nhé!

Như nào là niên hạn sử dụng xe tải ?

Niên hạn sử dụng của xe tải là khoảng thời gian tối đa được xác định mà 1 chiếc xe có thể hoạt động trước khi cần phải được thay thế hoặc nâng cấp để đảm bảo được an toàn và hiệu suất vận hành, được tính từ năm sản xuất của xe và kết thúc đến năm sử dụng cuối cùng. Theo quy định hiện nay niên hạn của 1 chiếc xe tải thường không quá 25 năm

Niên hạn sử dụng của xe tải thường không tới 25 năm Niên hạn sử dụng của xe tải thường không tới 25 năm 

Niên hạn sử dụng thông thường của xe tải là bao lâu?

Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, hầu hết các loại xe đều có niên hạn sử dụng. Thông thường, niên hạn sử dụng của xe tải là 25 năm. Tuy nhiên, không phải tất cả các người tham gia giao thông đều tuân thủ đúng quy định này. Vậy niên hạn sử dụng của các loại xe theo quy định chính thức là bao nhiêu?

Theo Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định về niên hạn sử dụng như sau:

Không áp dụng niên hạn sử dụng đối với Ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); ô tô chuyên dùng; rơ moóc, sơ mi rơ moóc

Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng.

Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người.

Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002.

>>> Xem thêm: xe tải có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 

Quy định về niên hạn sử dụng của các dòng xe

Theo quy định mới được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP, từ ngày 1/1/2022, vi phạm niên hạn sử dụng xe ô tô có thể bị xử phạt mức tiền cao nhất lên đến 12.000.000 đồng

Mức phạt này đã được điều chỉnh tăng so với quy định trước đó tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong đó mức phạt tiền được nâng từ 6.000.000 đồng lên 12.000.000 đồng

Ngoài mức phạt tiền, vi phạm có thể dẫn đến việc tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng. Điều này nhấn mạnh sự nghiêm túc của việc tuân thủ quy định về niên hạn sử dụng xe tải, nhằm đảm bảo an toàn và tính linh hoạt trong giao thông.

Quy định về niên hạn các dòng xe mới nhấtQuy định về niên hạn các dòng xe mới nhất

Làm sao để kéo dài niên hạn sử dụng của xe tải

Niên hạn sử dụng của xe tải không chỉ dựa quy định của nhà nước mà còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bên ngoài, vậy nên để kéo dài niên hạn sử dụng của xe tải cần phải sử dụng 1 số biện pháp như: 

Bảo dưỡng và sửa chữa theo định kỳ: bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất có thể kéo dài niên hạn sử dụng của xe, đồng thời cũng giúp giảm thiểu sự rủi ro, các sự cố kỹ thuật trong quá trình di chuyển

Bảo dưỡng và sửa chữa xe theo định kỳBảo dưỡng và sửa chữa xe theo định kỳ

>>> Xem thêm: Địa chỉ sửa chữa xe tải giá tốt uy tín chuyên nghiệp gần đây

Điều kiện vận hành xe tải: Vận hàng xe cẩn thận, tuân thủ nguyên tắc, tránh va chạm và tải trọng quá mức để giảm stress và hao mòn cho xe.

Sử dụng nhiên liệu chất lượng cao: Sử dụng nhiên liệu chất lượng cao đồng thời tuân thủ các hướng dẫn về việc bơm đúng áp suất lốp để giảm tiêu hao nhiên liệu và hao mòn lốp xe.

Thay thế linh kiện cũ: Thay thế các linh kiện cũ và hỏng hóc bằng những bộ phận mới để duy trì hiệu suất và an toàn của xe.

Chất lượng của xe: Đánh giá, kiểm tra chất lượng và độ bền của xe tải, thực hiện các biện pháp cải thiện để tối ưu hóa niên hạn sử dụng và giữ cho xe hoạt động hiệu quả.

Trên đây là những quy định và các chú ý về cách quản lý niên hạn sử dụng xe tải. Hy vọng kiến thức trên sẽ giúp bạn có cách nhìn bao quát hơn về cách sử dụng xe. Nếu còn thắc mắc gì hãy liên hệ đến VTRUCK qua hotline 0936.080.868 để được giải đáp và tư vấn nhanh nhất

TAG :

Yêu cầu tư vấn


Đối tác

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Lên đầu trang

0936.08.08.68

Zalo